Khám thai


  • Khám thai

    01/09/2015

    Khám thai là một hoạt động quan trọng trong quản lý thai nghén, nhằm đảm bảo sự phát triển bình thường của mẹ cũng như bào thai. Việc khám thai theo đúng lịch trình là để bảo đảm quản lý thai an toàn đến lúc sinh và tránh được những tai biến sản khoa nặng nề trong cuộc sinh, sau sinh góp phần giảm tử vong mẹ con.

–    Khám thai là một hoạt động quan trọng trong quản lý thai nghén, nhằm đảm bảo sự phát triển bình thường của mẹ cũng như bào thai. Việc khám thai theo đúng lịch trình là để bảo đảm quản lý thai an toàn đến lúc sinh và tránh được những tai biến sản khoa nặng nề trong cuộc sinh, sau sinh góp phần giảm tử vong mẹ con.

–    Khám thai là một hoạt động quan trọng trong quản lý thai nghén, nhằm đảm bảo sự phát triển bình thường của mẹ cũng như bào thai.. Việc khám thai theo đúng lịch trình là để bảo đảm quản lý thai an toàn đến lúc sinh và tránh được những tai biến sản khoa nặng nề trong cuộc sinh, sau sinh góp phần giảm tử vong của mẹ và con.

–    Khám thai giúp bạn xác định tình trạng sức khỏe của bản thân, tình trạng thai nhi, sàng lọc và dự phòng các nguy cơ trong quá trình mang thai và trong quá trình sinh. Trong một thai kỳ khách hàng cần đi khám thai thường xuyên từ khi có dấu hiệu tắt kinh, ít nhất phải khám 3 lần trong suốt quá trình mang thai đồng thời tiêm ngừa uốn ván theo chỉ định của bác sĩ.

–    Một trong những nội dung của khám thai bao gồm việc bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử mang thai, tiền sử mắc một số bệnh và tiền sử gia đình của bạn. Những thông tin này là cần thiết để bác sĩ có định hướng việc khám hoặc cho chỉ định xét nghiêm, chấn đoán xác định thực trạng sức khỏe thai kỳ ở thai phụ

–    Quy trình tiếp theo của quá trình khám thai bao gồm khám thực thể và siêu âm để xác định thai có nằm trong tử cung không? Số lượng thai, tuổi thai, tình trạng phát triển của thai, định ngày dư sinh. Việc siêu âm là cần thiết để có thể xác định sớm những dị tật hoặc những bệnh di truyền của thai nhi trong từng thời kỳ mang thai để có thể đưa ra quyết định xử trí kịp thời.

–    Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được yêu cầu làm một số xét nghiệm cơ bản như xét nghiệm: xét nghiệm máu bao gồm công thức máu, nhóm máu/Rhesus; đường huyết, Giang mai/Viêm gan/HIV; xét nghiệm nước tiểu như định tính/định lượng protein – đường trong nước tiểu; tầm soát thai kỳ nguy cơ ,vv… và lịch tiêm phòng uốn ván cụ thể.

–    Tất cả những việc này giúp bác sĩ có thể đánh giá thai kỳ bình thường hay thai kỳ nguy cơ (tiên lượng nguy cơ mắc một số bệnh đối với mẹ, với thai nhi trong từng thời kỳ mang thai) và những vấn đề thai phụ có thể gặp trong cuộc sinh để có hướng xử trí kịp thời và hướng dẫn chăm sóc thai nghén phù hợp

–    Bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn về chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt – lao động và vệ sinh cá nhân/thai nghén, chuẩn bị điều kiện trước khi chuyển dạ, chuẩn bị tâm lý với thái độ đúng đắn  để đối mặt với các dấu hiệu nguy cơ phát sinh trong từng thời kỳ mang thai và ra quyết định kịp thời để cuối cùng giúp thai phụ đạt hiệu quả làm mẹ an toàn, con phát triển tốt.